Back to top

Sabbath Bible Lessons

TIN LÀNH THEO SỨ ĐỒ GIĂNG

 <<    >> 
BÀI HỌC 12 Sabat 22/03/2025

THẨM QUYỀN QUẢ ĐỨC CHÚA CON

CÂU GỐC: “Ví như cha có sự sống trong mình, thì cha cũng ban cho con có sự sống trong mình vậy. Cha đã ban quyền thi hành sự phán xét cho con, vì là con người” (Giăng 5:26, 27)

“Thẩm quyền của ta, Chúa [Jêsus] phán, tại vì làm công việc trong đó ngươi tố cáo ta, mà ta là con trai của Đức Chúa Trời, bởi bản tánh theo một thể với Ngài, theo ý muốn và do mục đích. Theo như tất cả mọi việc tạo thế và quan phòng của Ngài, ta cộng tác với Đức Chúa Trời”. Nguyện ước thời đại, trang 208.

BÀI ĐỌC GỢI Ý:   Tư tưởng trên núi ơn phước, trang 123-129 

CHỦ NHẬT 16 tháng 03 năm 2025

1. ĐỒNG ĐẲNG VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI:

a. Ngoài việc chữa lành cho kẻ bại vào ngày Sabat ra, vì lý do nào khác, mà người Do Thái ghét bỏ Chúa Jêsus? Giăng 5:17, 18.

“Chúa Jêsus đòi hỏi ngang hàng với Đức Chúa Trời...

“Toàn thể dân tộc Do Thái gọi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha của họ. Bởi thế cho nên, họ không muốn quá phẫn nộ, ví bằng Đấng Cơ Đốc đã đại diện chính mình, như sẵn sàng cho cùng mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Song họ tố cáo Ngài phạm thượng, chứng tỏ rằng cho hiểu biết Ngài, khi thực hiện đòi hỏi này theo ý nghĩa cao trọng”. Nguyện ước thời đại, trang 207, 208.

b. Đấng Cơ Đốc biện minh thẩm quyền về các điều răn của Đức Chúa Trời, trên cả các truyền thuyết loài người như thế nào? Mathiơ 15:1-9, 13

“Những kẻ thù nghịch này của Đấng Cơ Đốc không có các lập luận để đối phó với lẽ thật. Ngài nhấn mạnh vào lương tâm họ. Họ chỉ có thể dẫn chứng các phong tục và những truyền thuyết của mình, và những thứ này dường như yếu kém và nhạt nhẽo, khi mà so sánh với các lý luận của Chúa Jêsus trích dẫn từ lời Đức Chúa Trời và chu kỳ liên tiếp của bản chất”. Như trên, trang 208.


THỨ HAI 17 tháng 03 năm 2025

2. HIỆP NHẤT VỚI ĐỨC CHÚA CHA:

a. Chúa Jêsus giải thích mối quan hệ của Ngài, với Đấng Cơ Đốc như thế nào? Giăng 5:19, 20

b. Thẩm quyền và quyền phép nào có liên quan đến Đức Chúa Cha, mà Đấng Cơ Đốc tuyên bố rằng Ngài cũng sở hữu? Giăng 5:21-23

“Các thầy tế lễ và những quan cai trị đã chính mình, trở thành như các quan xét để kết án việc làm của Đức Chúa Trời. Song Ngài tự mình tuyên bố là quan xét của họ, và quan xét cho cả thế gian. Công việc đã được giao phó cho Đấng Cơ Đốc, và nhờ Ngài đã trở thành mọi ơn phước từ Đức Chúa Trời đến với dòng dõi sa ngã. Ngài là Đấng cứu chuộc trước khi như sau khi Ngài hiện thân.

Ngay khi có tội lỗi, thì có Đấng cứu thế. Ngài đã ban sự sáng và sự sống cho tất cả mọi người, và theo như phạm vi sự sáng ban cho. Mỗi một người phải chịu xét đoán. Và Ngài là Đấng ban cho sự sáng, Ngài đã đi theo linh hồn vì lời nài xin xúc động nhất, tìm cách đoạt được điều đó từ tội lỗi đến với sự thánh thiện, ở trong Đấng bào chữa và phán xét”. Nguyện ước thời đại, trang 210.

c. Hãy mô tả sự thay đổi theo thái độ mà xảy ra, khi chúng ta nhận thức rằng Đấng Cơ Đốc là quan xét của chúng ta. Rôma 2:1-3, Mathiơ 7:1

“Đấng nuông chiều theo tinh thần khiển trách, là tội lỗi trong trọng tội thì hơn kẻ mà Ngài cáo giác, vì họ không chỉ vi phạm cùng tội lỗi, song thêm vào tội lỗi là tự cao tự đại và chỉ trích.

“Đấng Cơ Đốc là tiêu chuẩn chân thật duy nhất về đặc tính, và Ngài chính mình dựng lên như là tiêu chuẩn cho những người khác tự đặt chính mình vào địa vị của Đức Chúa Trời. Và bởi vì Đức Chúa Cha “nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho con” (Giăng 5:22) và hễ bất cứ ai phỏng đoán để phán xét các lý do của người khác thì lại tước đoạt đặc quyền với con trai Đức Chúa Trời – những quan xét và các kẻ chỉ trích tương lai, đang tự đặt mình về phe kẻ chống đối lại Đức Chúa Trời. “Tức là kẻ đối địch, tôn mình lên trên mọi sự, mà người ta xưng là Đức Chúa Trời, hoặc người ta thờ lạy.

Rất đỗi ngồi trong đền thờ Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời”. II Têsalônica 2:4, tư tưởng trên núi ơn phước, trang 125, 126.

“Chúng ta không thể đọc được tấm lòng, chính mình có thiếu sót. Chúng ta không xứng đáng ngồi, để phán xét những người khác. Con người có giới hạn chỉ có thể xét đoán nơi vẽ bề ngoài. Đối với Đấng duy nhất biết đến căn nguyên bí ẩn của mọi hành động, và đối xử dịu dàng và thương xót, thì được ban cho quyết định trường hợp của mọi linh hồn”. Như trên, trang 124.


THỨ BA 18 tháng 03 năm 2025

3. SỰ ĐẢM BẢO QUÍ BÁU:

a. Sự bảo đảm nào được ban cho, mọi tín hữu hết lòng theo Đấng Cơ Đốc? Giăng 5:24

“Theo như mọi mệnh lệnh và theo mọi lời hứa của lời Đức Chúa Trời là quyền phép, chính đời sống của Ngài, trong đó mệnh lệnh có thể làm trọn, và lời hứa nhận thức. Người nào bởi đức tin nhận lấy lời phán thì đang tiếp nhận chính sự sống và bản tính của Đức Chúa Trời”. Các bài học gương mẫu của Đấng Cơ Đốc, trang 38.

“Công việc quan trọng đó là hành động cho kẻ tội lỗi, điều gian ác làm cho họ bị tì vết, và nhơ nhớp là việc làm của sự xưng công bình. Nhờ Đấng nói ra lẽ thật mà họ được tuyên bố công bình. Đức Chúa Trời gán sự công bình của Đấng Cơ Đốc cho tín hữu, và tuyê bố họ công bình trước mặt vũ trụ. Ngài truyền đạt mọi tội lỗi họ cho Chúa Jêsus.

Đấng đại diện cho kẻ tội lỗi, Đấng thay thế và Đấng đảm bảo liên quan đến Đấng Cơ Đốc. Ngài đặt để sự gian ác tội lỗi của mọi linh hồn đã tin tưởng: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”. (II Côrinhtô 5:21)

“Mặc dầu như là những kẻ tội lỗi, chúng ta ở dưới sự lên án của luật pháp, tuy nhiên Đấng Cơ Đốc bởi sự tuân phục Ngài biểu lộ về luật pháp, các đòi hỏi cho linh hồn ăn năn, sự thương xót về lẽ công bình của riêng Ngài. Nhằm để đoạt được sự công bình của Đức Chúa Trời. Điều cần thiết cho kẻ tội lỗi biết sự ăn năn là gì, mà hành động thay đổi cơ bản về lý trí, tâm linh và hành động.

Công việc biến đổi nên bắt đầu ở trong lòng, và biểu lộ năng lực nhờ mọi khả năng của con người. Song con người không có năng lực và khởi đầu sự ăn năn chẳng hạn như điều này, mới có thể trải qua kinh nghiệm duy nhất việc đó nhờ Đấng Cơ Đốc, từ trên trời giáng mình xuống, dẫn dắt tình trạng nô lệ kẻ phu tù, và ban mọi ơn cho loài người”. Sứ điệp tuyển chọn, quyển 1, trang 392, 393.

b. Đấng Cơ Đốc bày tỏ rằng Ngài sở hữu đặc quyền thiêng liêng nào? Giăng 5:25-29

“Bởi vì Ngài trải qua mọi cặn bã của nỗi đau khổ con người và sự cám dỗ, hiểu biết tình trạng yếu đuối và mọi tội lỗi của loài người, bởi vì thay mặt chúng ta. Ngài đã chống lại mọi sự cám dỗ của Satan, và muốn giao tiếp một cách công bằng và dịu dàng, cùng với các linh hồn mà chính huyết Ngài tuôn đổ ra để cứu rỗi. Bởi vì lẽ này, con trai loài người được chỉ định thi hành phán xét”. Nguyện ước thời đại, trang 210.

“Đấng Cơ Đốc được ban cho quyền phép ban sự sống cho muôn loài vạn vật”. Sứ điệp tuyển chọn, quyển 1, trang 249.


THỨ TƯ 19 tháng 03 năm 2025

4. CHÚA JÊSUS CHỦ ĐỀ TRỌNG TÂM CỦA KINH THÁNH:

a. Chúa Jêsus giải thích nguyên nhân về sự bất tin của người do thái như thế nào? Giăng 5:37, 38

“Thay vì xin lỗi về hành động mà họ phàn nàn, hoặc giải thích mục đích của Ngài để làm điều đó, Chúa Jêsus quay sang những kẻ cai trị và kẻ bị nhạo báng trở thành kẻ nhạo báng. Ngài quở trách họ vì sự cứng cỏi trong lòng họ, và họ không biết về kinh thánh. Ngài tuyên bố rằng họ đã chối bỏ lời Đức Chúa Trời. Xét vì họ chối bỏ Ngài là Đấng mà Đức Chúa Trời sai đến”. Nguyện ước thời đại, trang 211.

b. Tại sao dân Do Thái thiếu sót hiểu biết về thánh kinh? Giăng 5:39, 40

“Theo như mọi trang sách, cho dù lịch sử hoặc giáo huấn, hoặc lời tiên tri, thì kinh thánh Cựu ước tỏa sáng vinh hiển của con trai Đức Chúa Trời, cứ trong phạm vi đó là sự thiết lập thiêng liêng. Toàn thể hệ thống của chủ thuyết Giuđa là lời tiên tri có động súc tích của tin lành. Đối với Đấng Cơ Đốc: “Hết thảy các Đấng tiên tri đều làm chứng này”. Công vụ 10:43. Bởi lời hứa ban cho Ađam, trải xuống dòng dõi tộc trưởng và nền kinh tế hợp pháp sự sáng vinh hiển của thiên đàng giải thích các bước chân của Đấng cứu chuộc – những nhà tiên tri chứng kiến ngôi sao của Bết-le-hem, tới Si-lô, như là những điều tương lai trải ra trước mắt họ theo đám rước đầy bí ẩn, về mọi sự hy sinh mà sự chết Đấng Cơ Đốc bày tỏ ra. Trong mọi đám khói xông hương, sự công bình Ngài tỏa hướng lên. Bởi mọi tiếng loa lễ đại xá đạo Do Thái. Danh hiệu Ngài vang lên. Trong sự mầu nhiệm đáng sợ của sự thánh của các thánh thì vinh hiển Ngài ngự vào.

“Người Do Thái đã có Thánh kinh bởi sở hữu của họ, và giả sử rằng theo sự hiểu biết chỉ bề ngoài của họ về thế gian, họ đã có sự sống đời đời. Song Chúa Jêsú phán rằng: “Các ngươi không có lời Ngài ở trong các ngươi”. Vì chối bỏ Đấng Cơ Đốc theo lời Ngài phán, họ đích thân từ bỏ Ngài. Ngài phán: “các ngươi không muốn đến với ta, hầu cho các ngươi lẽ ra có sự sống”.

“Các nhà lãnh đạo Do Thái đã nghiên cứu, những điều dạy dỗ của các Đấng tiên tri về vương quốc của Đấng Mê-si. Song họ làm việc này, không phải vì khao khát thành thật muốn biết về lẽ thật, song vì mục đích để tìm thấy bằng chứng nâng đỡ những hy vọng tham vọng của họ.

Cũng thể ấy khi Đấng Cơ Đốc đến trái nghịch với mọi sự mong đợi của họ, thì họ không muốn tiếp nhận Ngài, cốt để chính mình xưng công bình, họ cố gắng chứng tỏ Ngài là kẻ lừa dối, có lần lúc họ đặt chân trên con đường này. Thật dễ dàng cho Satan tăng mạnh thêm sự chống đối của họ với Đấng Cơ Đốc: chính mọi lời mà đáng lẽ ra được tiếp nhận như là chứng cớ về thần tánh của Ngài được giải thích chống lại Ngài. Như vậy họ làm cho lẽ thật Đức Chúa Trời thành lời giả dối”. Như trên, trang 211, 212.


THỨ NĂM 20 tháng 03 năm 2025

5. VINH HỂN ĐỨC CHÚA TRỜI:

a. Điều gì dẫn dắt dân Do Thái chối bỏ Chúa Jêsus, mà tìm kiếm các thầy giảng giả dối? Giăng 5:41-44

“Chúa Jêsus phán: “Ta chẳng cầu vinh hiển bởi người ta mà đến đâu” chính chẳng phải ảnh hưởng của người Săn-hê-đin, đó không phải là sự ưng thuận của họ, mà Ngài mong muốn. Ngài không cầu vinh hiển từ sự chấp thuận của họ. Ngài được ban cho bởi vinh hiển và thẩm quyền của thiên đàng, phải chăng Ngài khao khát điều đó, các thiên sứ đáng lẽ ra đến để tôn thờ Ngài. Đức Chúa Cha lại muốn làm chứng về thần tính Ngài song bởi vì lợi ích riêng của họ, vì lợi ích dân tộc, họ là những kẻ lãnh đạo.

Ngài mong muốn những kẻ cai trị Do Thái nhận biết đặc tính Ngài, và nhận lấy ơn phước mà Ngài đến mang cho họ.

“Ta đã nhơn danh cha ta mà đến, các ngươi không nhận lấy ta. Nếu có kẻ khác lấy danh riêng mình mà đến, thì các ngươi sẽ nhận lấy”. Chúa Jêsus đến nhờ thẩm quyền của Đức Chúa Trời, mang lấy hình ảnh Ngài, làm ứng nghiệm lời Ngài phán, và đang tìm kiếm vinh hiển Ngài. Tuy thế mà, các nhà lãnh đạo ở Ysơraên không chấp nhận Ngài, song khi mà kẻ khác đến, nhận lấy đặc tính của Đấng Cơ Đốc, nhưng bị ý muốn riêng của họ xúi giục, và tìm kiếm vinh hiển cho chính mình, họ sẽ nhận lãnh, và tại sao? Bởi vì họ đang tìm kiếm vinh hiển riêng mình, kêu gọi ao ước tự tôn vinh theo những kẻ khác.

Người Do Thái có thể đáp ứng lời kêu gọi như vậy. Họ muốn tiếp nhận giáo sư giả, vì lẽ họ tâng bốc tính kiêu căng của mình, bằng cách thừa nhận các ý kiến và truyền thuyết giữ lấy của mình. Song sự dạy dỗ của Đấng Cơ Đốc không trùng nhau với tư tưởng họ. Đó là sự hy sinh đòi hỏi và tâm linh của bản ngã, vì thế cho nên, họ không muốn tiếp nhận. Họ không quen biết với Đức Chúa Trời, và đối với họ tiếng nói Ngài nhờ Đấng Cơ Đốc là tiếng nói của người khách lạ.

“Phải chăng điều cùng như vậy nhắc lại vào thời đại chúng ta? Không có nhiều người, ngay cả đến các nhà lãnh đạo tôn giáo, đang cứng lòng chống đối lại Đức Thánh Linh, làm cho điều đó không thể thực hiện được cho họ, để nhận biết tiếng nói của Đức Chúa Trời không? Phải chăng họ không chối bỏ lời của Đức Chúa Trời, hầu cho họ có thể giữ lấy các lời truyền khẩu riêng mình”. Nguyện ước thời đại, trang 212, 213.


THỨ SÁU 21 tháng 03 năm 2025

CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

1. Đấng Cơ Đốc đòi hỏi thẩm quyền và các quyền lợi nào?

2. Mối quan hệ nào luôn luôn tồn tại, giữa Chúa Jêsus và Đức Chúa Cha?

3. Đấng Cơ Đốc sở hữu quyền phép bạn cho sự sống nào?

4. Hãy giải thích Giăng 5:39?

5. Hãy mô tả hậu quả về sự chối bỏ của dân tộc Do Thái, Jêsus như là Đấng Mêsi?

 <<    >>