Back to top

Sabbath Bible Lessons

TIN LÀNH THEO SỨ ĐỒ GIĂNG

 <<    >> 
BÀI HỌC 2 Sabat 11/01/2025

CHIÊN CON CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

CÂU GỐC: “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Êsai 53:7)

“Hãy để kẻ tội lỗi ăn năn nhìn chăm chăm vào “chiên con Đức Chúa Trời cất đi mọi tội lỗi thế gian”. Tôi sống bởi đức tin, trang 107.

BÀI ĐỌC GỢI Ý:   Nguyện ước thời đại, trang 132-143 

CHỦ NHẬT 05 tháng 01 năm 2025

1. LỜI CHỨNG CỦA SỨ ĐỒ GIĂNG BÁP TÍT:

a. Sứ đồ Giăng báp Tít tuyên bố điều gì, liên quan đến Chúa Jêsus? Giăng 1:15-18

b. Sứ đồ Giăng gắn bó chặt chẽ với với các nhà lãnh đạo tôn giáo như thế nào? Giăng 1:19-23, sứ đồ hoàn thành lời tiên tri nào, chúng ta sẽ tường thuật lời đó bằng cách nào? Êsai 40:3-5

“Theo mọi giai đoạn của lịch sử thế gian này, Đức Chúa Trời có những động lực để tiến hành công việc Ngài, điều đó nên được thi hành theo đường lối mà Ngài chỉ định. Sứ đồ Giăng báp Tít có một công việc đặc biệt, cho việc đó sứ đồ được sanh ra, và về việc đó sứ đồ được chỉ định – công việc dọn đường cho Đức Chúa Trời...

“[Chức vụ ngoài đồng vắng của sứ đồ] là một điều nổi bật nhất, ứng nghiệm xác thật về lời tiên tri”. Kẻ thức canh phương nam 21/03/1905.

“Đức Chúa Trời ban sứ điệp Ngài cho [Sứ đồ Giăng báp Tít]. Phải chăng sứ đồ đi đến các thầy tế lễ và những kẻ cai trị và hỏi. Nếu như người có thể rao báo sứ điệp này? Không phải vậy Đức Chúa Trời đem sứ đồ ra khỏi bọn họ, để tinh thần và sự dạy dỗ của họ không ảnh hưởng đến sứ đồ. Sứ đồ là tiếng nói của người, kêu khóc ngoài đồng vắng [trích dẫn Êsai 40:3-5].

Đây là chính sứ điệp để đưa cho dân sự chúng ta, chúng ta ở gần gũi thời kỳ cuối cùng, và sứ điệp đó là dọn sạch con đường của Vua, nhặt lên các hòn đá, nâng cao cờ hiệu cho dân sự. Dân sự cần phải tỉnh thức. Chính vì không có thời gian bấy giờ khóc lóc về sự bình an và an toàn”. Sứ điệp tuyển chọn, quyển 1, trang 410.


THỨ HAI 06 tháng 01 năm 2025

2. MỘT NHIỆM VỤ HY SINH:

a. Khi Chúa Jêsus đến với sứ đồ Giăng để chịu phép rửa tội. Thì sứ đồ Giăng nhận biết Ngài, và làm chứng về sứ mạng Ngài cho dân chúng như thế nào? Giăng 1:29, 34. Lời tiên tri nào làm điều này ứng nghiệm? Êsai 53:4-7

“Lúc ban đầu của thế gian, Đấng Cơ Đốc là Đấng chuộc tội của con người nhiều như Ngài có ngày nay. Trước khi Ngài mặc lấy thần tính cùng với nhân tính, và đến với thế gian chúng ta. Ađam, Sết, Hênoc, Mêthusala và Nôê được ban cho sứ điệp tin lành. Tổ phụ Ápraham ở xứ Canaan và Lót tại thành Sôđôm mang lấy sứ điệp, từ thế hệ này đến thế hệ khác, các sứ giả trung tín rao báo về Đấng sắp đến. Chính mình Chúa Jêsus đã thiết lập các nghi lễ về tổ chức kinh tế của người Do Thái. Ngài là nền tảng trong hệ thống, về các của lễ dâng hy sinh của họ. Biểu tượng quan trọng cho hết thảy nghi thức tôn giáo của họ. Huyết báu đổ ra như các của lễ hy sinh được hiến dâng, chỉ về của lễ hy sinh của chiên con Đức Chúa Trời. Tất cả mọi của lễ dâng tượng trưng được ứng nghiệm nơi Ngài”. Bài học gương mẫu của Đấng Cơ Đốc, trang 126.

b. Sứ đồ Giăng giới thiệu Chúa Jêsus cho các môn đồ người như thế nào? Giăng 1:35, 36. Mọi lời sứ đồ nói ra ảnh hưởng như thế nào đối với họ? Và điều gì xảy ra kế tiếp về chính đời sống sứ đồ? Giăng 1:37

“Vào ngày tiếp theo [sau sự rửa tội của Chúa, Đấng Cơ Đốc] trong lúc hai môn đồ đang đứng gần, sứ đồ Giăng lại trông thấy Chúa Jêsus ở giữa dân sự. Diện mạo của tiên tri lần nữa chiếu sáng bởi vinh hiển của thế giới vô hình – lúc sứ đồ kêu lên: “nhìn xem chiên con của Đức Chúa Trời!” Những lời lẽ làm xúc động tấm lòng của các môn đồ.

Họ hoàn toàn không hiểu biết lời nói đó. Danh tánh có ý nghĩa gì, mà sứ đồ Giăng dành cho Ngài “chiên con của Đức Chúa Trời?” Chính mình sứ đồ Giăng không giải thích câu nói đó. Rời khỏi sứ đồ Giăng, họ đi tìm kiếm Chúa Jêsus”. Nguyện ước thời đại, trang 138.

“Sứ đồ Giăng thông báo các môn đồ mình rằng, Chúa Jêsus là Đấng Mêsi theo lời hứa, Đấng cứu thế của thế gian. Khi mà công việc sứ đồ kết thúc, sứ đồ dạy dỗ các môn đồ nhìn vào Chúa Jêsus, và đi theo Ngài như là vị thầy vĩ đại. Đời sống của sứ đồ Giăng đau buồn và hy sinh. Sứ đồ đã báo trước về biến cố đầu tiên của Đấng Cơ Đốc.

Song không được phép làm chứng về mọi phép lạ Ngài, và thích thú quyền năng bày tỏ nơi Ngài, khi mà Chúa Jêsus xác nhận chính mình như là vị thầy giảng, thì sứ đồ Giăng đã biết rằng chính mình phải chết. Tiếng nói sứ đồ ít khi được nghe thấy, ngoại trừ ngoài đồng vắng. Đời sống sứ đồ cô đơn, sứ đồ không bám lấy gia đình cha mình để vui thích đoàn thể, song bỏ lại họ nhằm để làm trọn sứ mạng mình”. Nét bút đầu tay, trang 154.


THỨ BA 07 tháng 01 năm 2025

3. CÁC MÔN ĐỒ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC CHÚA JÊSUS:

a. Người nào là một vài môn đồ đầu tiên của Chúa Jêsus? Mathiơ 4:18, 21. Họ bày tỏ mối quan tâm nào trong Đấng Cơ Đốc, và sự gặp gỡ đầu tiên của họ với Ngài bao lâu? Giăng 1:38, 39

“Một trong hai môn đồ [mà đi theo Chúa Jêsus] là Anh-rê, em trai của Simôn, và người khác là Giăng nhà truyền đạo phúc âm. Những người này là các môn đồ đầu tiên của Đấng Cơ Đốc, cảm xúc bởi sự thúc đẩy không cưỡng lại được họ đi theo Chúa Jêsus – lo lắng nói chuyện với Ngài. Tuy nhiên kính sợ và im lặng, đánh mất bởi ý nghĩa áp đảo của tư tưởng”. “Đức Chúa Jêsus biết rằng các môn đồ đang đi theo Ngài. Họ là những trái đầu mùa của chức vụ Ngài.

Trong lòng của vị thầy thánh thiện có nỗi vui mừng, vì những linh hồn này hưởng ứng vào ân điển Ngài. Tuy vậy, quay lại Ngài chỉ hỏi: “Các người tìm kiếm điều gì? Ngài muốn để họ tự do trở lại hoặc nói đến nỗi mong muốn của họ.

Một trong mục đích duy nhất họ nhận thức, một sự hiện diện lấp đầy sự suy nghĩ của họ. Họ kêu lên: “Thầy ơi! Ngài ngự ở đâu?” Vì sự phỏng vấn vắn tắc bên cạnh lề đường, họ không tài nào tiếp nhận những gì họ khát khao. Họ mong muốn một mình với Chúa Jêsus, được ngồi dưới chân Ngài, và nghe thấy mọi lời Ngài rao giảng...

“Nếu như sứ đồ Giăng và Anh-rê có, tinh thần bất tin của các thầy tế lễ và những kẻ cai trị, họ không muốn được tìm thấy như là các học giả ngồi tại chân Chúa Jêsus. Họ muốn đến với Ngài vì mọi điều phê bình, hầu xét đoán các lời phán Ngài. Như vậy, nhiều người đánh mất đối với nhiều cơ hội quí báu nhất. Song những môn đồ đầu tiên này không làm như vậy. Họ đã hưởng ứng với lời kêu gọi của Đức Thánh Linh về sự rao giảng của sứ đồ Giăng báp Tít. Hiện nay họ nhận ra tiếng nói của thầy giảng thiêng liên đối với họ, mọi lời phán của Chúa Jêsus, đầy dẫy sự thơ thái, lẽ thật và tốt lành. Sự soi sáng linh thiêng tỏa sáng sự dạy dỗ theo kinh thánh Cựu ước – nhiều đề tài bên lề về lẽ thật nổi bật nơi sự sáng mới lạ”. Nguyện ước thời đại, trang 138, 139.

b. Các môn đồ đầu tiên làm gì, chẳng bao lâu sau khi gặp gỡ Chúa Jêsus? Giăng 1:41, 42

“Sứ đồ Anh-rê tìm cách chia sẻ nỗi vui mừng đã đầy dẫy trong lòng. Ra đi tìm kiếm em người là Simôn sứ đồ kêu lên, “chúng ta đã tìm thấy Đấng Mêsi”. Sứ đồ Simôn không chờ đợi mệnh lệnh lần thứ hai. Sứ đồ cũng nghe thấy sự rao giảng của sứ đồ Giăng báp Tít, và người vội vã đến với Đấng cứu thế”. Như trên, trang 139.


THỨ TƯ 08 tháng 01 năm 2025

4. PHÁ VỠ THÀNH KIẾN:

a. Hãy mô tả điều gì xảy ra, khi mà Chúa Jêsus mời gọi môn đồ kế tiếp đi theo Ngài. Giăng 1:43-45

“Sứ đồ Philíp tuân theo mệnh lệnh, và ngay lập tức người cũng trở thành kẻ truyền đạo cho Đấng Cơ Đốc, sứ đồ Philíp kêu gọi Na-tha-na-ên”. Nguyện ước thời đại, trang 139.

b. Chúng ta có thể học hỏi điều gì, bởi cách thức mà Đấng Cơ Đốc có thể chiến thắng tình trạng lượng lự của Na-tha-na-ên? Giăng 1:46-49

“Khi sứ đồ Na-tha-na-ên nhìn thấy Chúa Jêsus, người lấy làm thất vọng – phải chăng người đàn ông này mang lấy các chứng cớ khó nhọc và nghèo túng, có thể là Đấng Mêsi? Tuy vậy, sứ đồ Na-tha-na-ên không thể quyết định chối bỏ Chúa Jêsus bởi lẽ sứ điệp của sứ đồ Giăng, đã làm cho sự xác tín ở trong lòng sứ đồ.

“Vào lúc khi sứ đồ Philip kêu gọi người. Sứ đồ Na-tha-na-ên đã rút lui vào lùm cây yên tĩnh, để suy ngẫm về lời tuyên bố của sứ đồ Giăng, và những lời tiên tri liên quan đến Đấng Mêsi. Người cầu nguyện rằng, nếu như một người mà sứ đồ Giăng tuyên bố là Đấng giải thoát, điều ấy có thể giải thích cho sứ đồ, và Đức Thánh Linh ngự trên người với sự đảm bảo rằng, Đức Chúa Trời đã viếng thăm dân sự Ngài, và dấy lên một chiếc sừng cứu rỗi cho họ... “Chúa Jêsus đáp lai và phán với người, trước khi để sứ đồ Philip kêu gọi ngươi, khi ngươi ở dưới cây vã, ta đã trông thấy ngươi”. “Điều đó đã đầy đủ, Thánh Linh thiêng liêng đã làm chứng cho sứ đồ Na-tha-na-ên, nơi cầu nguyện vắng vẻ ở dưới cây vã, bấy giờ phán với người bằng mọi lời phán của Chúa Jêsus.

Mặc dầu do ngờ vực, và nhượng bộ điều gì đó để thành kiến. Sứ đồ Na-tha-na-ên đến với Đấng Cơ Đốc bằng nỗi mong muốn thành thật về lẽ thật, và bây giờ nỗi mong muốn của người gặp được đức tin sứ đồ vượt quá điều mà, của một người đã đem sứ đồ đến với Chúa Jêsus. Người trả lời “Thầy ơi! Ngài là con trai của Đức Chúa Trời, Ngài là vua của dân Ysơraên!”

“Giá như sứ đồ Na-tha-na-ên đã tin cậy vào thầy dạy Do Thái để dẫn dắt sứ dồ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy Chúa Jêsus. Chính bởi nhìn thấy và chính mình phán đoán, mà người trở thành một môn đồ. Cho nên, trong trường hợp của nhiều người ngày nay thành kiến từ chối bởi điều tốt lành. Hậu quả sẽ khác nhau như thế nào, nếu như họ muốn “đến và xem thấy”!

“Trong lúc họ tin cậy vào sự hướng dẫn về thẩm quyền của con người, không ai muốn đến với sự hiểu biết dè sẻn của lẽ thật. Giống như Na-tha-na-ên chúng ta cần học hỏi lời Chúa cho bản thân mình, và cầu nguyện cho sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Ngài đã nhìn thấy Na-tha-na-ên ở dưới cây vã, thì sẽ nhìn thấy chúng ta nơi kín nghiệm cầu nguyện các thiên sứ từ thế giới sáng láng gần gũi với những kẻ nhún nhường tìm kiếm sự hướng dẫn thiêng liêng”. Như trên, trang 139-140.


THỨ NĂM 09 tháng 01 năm 2025

5. THIÊN ĐÀNG MỞ RA:

a. Đấng Cơ Đốc hứa hẹn với sứ đồ Na-tha-na-ên điều gì? Và tại sao? Giăng 1:50, 51

“[Trích dẫn Giăng 1:50, 51] nơi đây, Đấng Cơ Đốc hầu như nói rằng, trên bờ sông Giô Đanh, thiên đàng mở ra, và Thánh Linh ngự xuống trên Ngài như chim bồ câu. Cảnh tượng đó chỉ là biểu hiện rằng ta là con trai của Đức Chúa Trời. Nếu như các ngươi tin tưởng ta như vậy đức tin các ngươi sẽ tươi tỉnh. Các ngươi sẽ nhìn thấy thiên đàng mở ra, và chẳng hề đóng lại. Ta đã mở thiên đàng cho các ngươi. Các thiên sứ Đức Chúa Trời thăng thiên, mang lấy những lời cầu xin của kẻ bần cùng và đau khổ đến với Đức Chúa Trời ở trên trời, đang giáng mình xuống đem đến ơn phước, hy vọng, giúp đỡ, sự sống cho con cái loài người”. Nguyện ước thời đại, trang 142, 143.

b. Khi chúng ta chấp nhận Đấng Cơ Đốc thì điều gì xảy ra? Giăng 4:14, Khải huyền 22:17

“Khi người nào đó đã tiếp nhận lẽ thật bởi vì yêu mến lẽ thật. Họ muốn thực hiện sự bày tỏ này bằng sự thuyết phục về cách xử sự và giọng nói của tiếng nói họ. Họ đã giải thích rằng điều mà chính họ đã nghe thấy, nhìn thấy và sử dụng lời sự sống, để mà những người khác, có thể có tình bằng hữu với họ, nhờ hiểu biết về Đấng Cơ Đốc.

Lời chứng của họ, bởi môi miệng đụng chạm với cục than đang cháy lấy ra nơi bàn thờ, thì thành thật cho tấm lòng dễ tiếp thu, và làm nên sự nên thánh cho bản tính... “Đức Chúa Trời đáng lẽ ra đạt tới mục đích Ngài vào sự cứu rỗi mọi kẻ tội lỗi, không có sự trợ giúp chúng ta. Song nhằm để cho chúng ta phát triển bản tính giống như của Đấng Cơ Đốc, chúng ta cần chia sẻ công việc Ngài, để mà bắt đầu niềm vui vẻ của Ngài. Nỗi hân hoan nhìn thấy các linh hồn, được cứu chuộc bởi sự hy sinh Ngài. Chúng ta phải tham gia vào mọi công lao Ngài cho sự cứu chuộc họ”. Như trên, trang 142.


THỨ SÁU 10 tháng 01 năm 2025

CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

1. Tại sao sứ đồ Giăng báp Tít được kêu gọi ngoài đồng vắng?

2. Chúng ta nên áp dụng lối sống của sứ đồ Giăng báp Tít, cho riêng mình như thế nào?

3. Chúng ta có thể học hỏi nơi sứ đồ Giăng và sứ đồ Anh-rê điều gì, khi mà họ gặp gỡ Chúa Jêsus?

4. Sự tuyên bố mới đây của sứ đồ Na-tha-na-ên, có thể soi dẫn chúng ta bằng cách nào?

5. Điều gì biểu hiện dầu có hay không, đức tin của tôi nơi Đấng Cơ Đốc là xác thật?

 <<    >>