CHỦ NHẬT
26 tháng 01 năm 2025
1. MỘT NGƯỜI NỔI BẬT TÌM THẤY CHÚA JÊSUS:
a. Nicôđem là ai, theo quan điểm của dân chúng, suy xét ông ta như thế nào? Giăng 3:1, 10
“Ông Nicôđem giữ vững địa vị cao trọng về sự tin cậy trong dân tộc Do Thái. Ông có học vấn cao, và có nhiều tài năng của nhân vật không tầm thường, và ông là thánh viên danh dự của hội đồng quốc gia... Mặc dầu giàu có, học thức và được tôn trọng, người Naxarét nhún nhường thu hút kỳ lạ đối với ông”. Nguyện ước thời đại, trang 167.
“Ông là một người Pharasi nghiêm khắc, và lấy làm chính mình tự cao về các công việc thiện. Ông được quý trọng rất nhiều, vì lòng nhân từ của mình, và tấm lòng hào phóng của ông ủng hộ nghi lễ đền thờ, và ông cảm nhận chắc chắn vào ân huệ của Đức Chúa Trời”. Như trên, trang 171.
b. Ông Nicôđem đến gặp gỡ Chúa Jêsus khi nào? Giăng 3:2 (phần đầu)
“Tìm hiểu nhờ hỏi thăm nơi yên nghỉ của Đấng cứu thế ở trên núi Ôlive, ông đã chờ đợi cho tới khi thành phố yên lặng trong giấc ngủ, vì thế ông tìm kiếm Ngài”. Như trên, trang 168.
THỨ HAI
27 tháng 01 năm 2025
2. CUỘC HỌP MẶT RIÊNG TƯ:
a. Điều gì cho thấy sự hiểu biết nhã nhặn của Chúa Jêsus, để tiếp đón vị khách riêng của Ngài, vào lúc đêm khuya như vậy? Thi thiên 31:20, 21
“Ông [Nicôđem] rất ước ao phỏng vấn với Chúa Jêsus, song rút lại tìm kiếm Ngài công khai. Đó là điều quá sỉ nhục đối với kẻ cai trị của dân Do Thái, chính mình thừa nhận cảm thông với vị thầy dạy đạo, cho tới nay ít được biết đến, và phải chăng sự viếng thăm của ông làm thức tỉnh sự hiểu biết của người Sa-hê-đin. Họ sẽ khinh bỉ và tố cáo lôi kéo ông về việc đó. Ông giải quyết theo cuộc hội kiến bí mật, biện minh về lập trường này, để mà nếu ông hành động công khai, thì những người khác có thể noi gương ông”. Nguyện ước thời đại, trang 168.
b. Hãy mô tả ông Nicôđem bắt đầu cuộc hội kiến của ông, với Chúa Jêsus bằng cách nào? Giăng 3:2
“Trước mặt Đấng Cơ Đốc, Nicôđem cảm thấy tính nhút nhác kỳ lạ, mà ông gắng sức che giấu bằng dáng vẻ điềm tĩnh và đứng đắn, ông nói: “Thưa thầy chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến, vì những phép lạ thầy đã làm đó. Nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được”. Bởi đề cập đến các ơn hiếm hoi của Đấng Cơ Đốc như là giáo sư, và cũng nói về quyền phép kỳ diệu mà Ngài làm phép lạ, ông hy vọng dọn dưỡng cho cuộc phỏng vấn mình. Những lời của ông được sắp đặt để diễn tả, và để đem lại lòng trông cậy. Song chúng thật ra bày tỏ bất tin, ông không công nhận Chúa Jêsus trở thành Đấng Mêsi, song chỉ là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến”. Như trên.
c. Bởi quan niệm nào mà Đấng Cơ Đốc bất ngờ ngạc nhiên với Nicôđem? Giăng 3:3
“Thay vì nhận ra lời chào thăm này, Chúa Jêsus liếc mắt nhìn vào kẻ đối thoại, có vẻ như Ngài hiểu được chính tâm hồn ông. Theo sự khôn ngoan vô đối Ngài. Ngài nhìn thấy trước mắt Ngài, một kẻ tìm kiếm lẽ thật. Ngài biết rõ mục đích về cuộc thăm viếng này, và với sự mong muốn làm cho sâu sắc thêm lòng tin tưởng dựa trên lý trí của kẻ nghe lời Ngài.
Ngài đi thẳng vào vấn đề, nghiêm trang nói song một cách nhã nhặn: “quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi. Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời”. Giăng 3:3
“Ông Nicôđem đến với Đức Chúa Trời, nghĩ rằng bắt đầu thảo luận với Ngài. Nhưng Chúa Jêsus chỉ đặt nền tảng nguyên tắc về lẽ thật”. Như trên.
THỨ BA
28 tháng 01 năm 2025
3. SỰ SANH LẠI:
a. Nicôđem đáp lại bằng cách nào, về những gì Đấng Cơ Đốc phán mà ông cần đến – và – giống như ông ta. Tại sao hết thảy chúng ta cần trải qua kinh nghiệm sanh lại? Giăng 3:4-8
“Hình bóng về sự sanh lại mà Chúa Jêsus đã dùng không hoàn toàn quen thuộc với Nicôđem. Những kẻ hoán cải từ chủ thuyết vô thần đến đức tin của dân Ysơraên thường hay so sánh với con trẻ vừa mới sanh ra. Do đó, ông cần nhận thấy rằng mọi lời phán của Đấng Cơ Đốc, không được hiểu ra theo ý nghĩa xác thực, nhưng bởi vì sự ra đời của ông, như là một người Ysơraên ông tự coi mình chắc chắn có một nơi trong vương quốc Đức Chúa Trời ông cảm thấy rằng ông không cần thay đổi. Bởi lý do đó, sự ngạc nhiên của ông với lời phán của Đấng cứu thế, sự chăm chú gần gũi của họ, vào chính mình ông đã kích động ông. Lòng kiêu ngạo của người Pharisi đang đấu tranh chống đối lại nỗi mong muốn thành thật của kẻ tìm kiếm về lẽ thật. Ông tự hỏi rằng Đấng Cơ Đốc nên nói với ông như ông làm, là không kính trọng địa vị mình như là kẻ cai trị trong dân Ysơraên.
Ngạc nhiên vì sự tự chủ của mình, ông trả lời với Đấng Cơ Đốc bằng lời lẽ đầy dẫy có tính cách mỉa mai, “Người đã già thì sanh lại làm sao được?” giống như nhiều người khác, khi mà lẽ thật sắc bén nhấn mạnh vào lương tâm, ông tiết lộ sự việc rằng con người tự nhiên, không nhận lấy những điều của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Trong người ông không có điều gì để đáp lại về những điều thiêng liêng, bởi vì mọi điều thiêng liêng được nhận biết có tính cách tâm linh.
“Nhưng Đấng cứu thế không gặp phải lý luận với lập luận, giơ tay Ngài lên một cách trang nghiêm phẩm cách lặng lẽ. Ngài nhấn mạnh lẽ thật bằng sự đảm bảo chắc chắn: “quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời”. Nguyện ước thời đại, trang 171
b. Một cá nhân có thể được sanh lại bằng cách nào và khi nào? Giăng 1:12, 13
“Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi ban con một của Ngài” hầu cho con người có thể được hòa giải với Ngài. Nhờ vào sự thương xót của Đấng Cơ Đốc, mà họ có thể được khôi phục, để hòa hợp với Đấng tạo hóa mình. Ân điển thiêng liêng phải làm đổi mới tấm lòng họ. Họ cần có một đời sống mới ở trên trời.
Sự đổi mới này là sự sanh lại, không có sanh lại như Chúa Jêsus phán “họ không thể nhìn thấy nước Đức Chúa Trời”. Thiện ác đấu tranh, trang 467.
“Nhờ hành động đơn sơ tin tưởng Đức Chúa Trời, thì Đức Thánh Linh đã sanh ra đời sống mới trong lòng bạn. Bạn như là con trẻ được sanh ra trong gia đình Đức Chúa Trời, và Ngài yêu thương bạn như Ngài yêu thương con trai mình”. Con đường giải thoát, trang 52.
THỨ TƯ
29 tháng 01 năm 2025
4. THANH SẠCH VÀ SỰ TÁI SINH:
a. Điều gì biểu tượng sự thanh sạch và sự tái sanh, đến với sự sanh lại? Mác 16:16 (phần đầu)
“Quyền phép hoán cải của Đức Chúa Trời có thể biến đổi các khuynh hướng thừa kế và giáo hóa, cho tín ngưỡng của Chúa Jêsus nâng cao “sanh lại” có nghĩa là biến đổi. Một sự sanh lại trong Đức Chúa Jêsus Cơ Đốc”. Gia đình Cơ Đốc phục lâm, trang 206.
“Đấng Cơ Đốc chịu làm phép rửa tội, dấu hiệu lối vào vương quốc tâm linh Ngài. Ngài đã thực hiện điều kiện tích cực này để tất cả mọi người cần làm theo, Đấng mong muốn được thừa nhận, theo như ở dưới thẩm quyền của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh.
Trước khi con người có thể tìm thấy một gia đình trong hội thánh, trước khi đi ngang qua ngưỡng cửa của vương quốc tâm linh Ngài. Họ sẽ nhận lấy dấu ấn về danh hiệu thiêng liêng”. Đức Chúa Trời sự công bình của chúng ta”. Giêrêmi 23:6
“Nghi lễ làm phép báp Têm là sự từ bỏ thế gian nghiêm trang nhất. Những người nào chịu làm phép rửa tội bởi ba danh hiệu về Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Nơi chính lối vào của đời sống Cơ Đốc Giáo họ tuyên bố công khai rằng, họ đã từ bỏ phụng sự Satan và đã trở thành các thành viên của hoàng tộc, con cái của Vua thiên đàng.
Họ đã vâng theo mệnh lệnh “hãy ra khỏi trong vòng bọn chúng, và các ngươi hãy tách rời... và đừng chạm phải những vật không thanh sạch” và đối với họ lời hứa được ứng nghiệm: “thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi, ta sẽ làm cha các ngươi, và các ngươi làm con trai con gái ta” II Côrinhtô 6:17, 18, lời chứng cho hội thánh, quyển 6, trang 91.
b. Điều chi tuyên bố về sự gian ác trong bản chất con người chúng ta, và kế hoạch của Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta? Giăng 3:6, Giêrêmi 17:9, Êphêsô 5:26, 27
“Đối với chúng ta, về bản thân mình, không thể thực hiện thoát khỏi hố sâu tội lỗi mà chúng ta chìm đắm trong đó. Tấm lòng chúng ta gian ác, và chúng ta không thể nào thay đổi chúng... Sự giáo dục, văn hóa, việc làm theo ý chí, nỗ lực con người, hết thảy có lãnh vực thích hợp, song tại đây chúng đều bất lực.
Chúng có thể sinh ra thái độ đúng đắn bề ngoài, nhưng chúng không thể thay đổi tấm lòng, chúng không thể làm trong sạch các nguồn sự sống. Một năng lực phải có để hành động trong lòng, một đời sống mới từ trên trời, trước khi con người có thể được thay đổi, từ tội lỗi đến thánh thiện. Quyền phép đó là Đấng Cơ Đốc ân điển duy nhất Ngài có thể thức tỉnh mọi năng lực vô sinh của linh hồn, và lôi cuốn nó đến với Đức Chúa Trời, với sự thánh thiện”. Con đường giải thoát, trang 18.
THỨ NĂM
30 tháng 01 năm 2025
5. ĐỜI SỐNG MỚI VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG TRONG SẠCH:
a. Các sứ đồ sau này viết ra sứ điệp nào, liên quan đến sự thay đổi, về tiêu điểm xảy ra bởi sự sanh lại? Galati 2:20, I Giăng 2:15-17
“Quyền phép hoán cải của Đức Chúa Trời có thể biến đổi các khuynh hướng thừa kế và giáo hóa, cho tín ngưỡng Chúa Jêsus nâng cao “sanh lại” có nghĩa là biến đổi. Một sự sanh lại trong Đức Chúa Jêsus Cơ Đốc”. Gia đình Cơ Đốc, trang 206.
“Sứ đồ [Phao lô] xác tín rằng giá như lý trí của con người có thể đưa đến thông hiểu sự hy sinh đáng ngạc nhiên, thực hiện do Đấng oai nghiêm trên thiên đàng, tất cả tình trạng ích kỷ sẽ được bài trừ khỏi tấm lòng họ. Sứ đồ chỉ dẫn lý trí trước hết vào địa vị, mà Đấng Cơ Đốc chiếm giữ trên thiên đàng. Trong lòng của Đức Chúa Cha, sứ đồ tiết lộ sau này Ngài vì loại bỏ vinh hiển mình, chính mình Ngài tình nguyện đầu phục vào toàn thể các điều kiện nhún nhường trong bản chất loài người, gánh vác mọi trách nhiệm của một tôi tớ, và trở nên vâng phục cho đến chết, và sự chết đó đáng sỉ nhục và phản loạn nhất, đáng hổ thẹn, đáng bi thảm nhất. Sự chết trên thập tự giá, phải chăng các Cơ Đốc Nhân có thể suy ngẫm sự bày tỏ kỳ diệu này về tình yêu thương Đức Chúa Trời đối với con người, không có các nỗi cảm xúc về tình yêu thương, và một ý thức nhận thức về sự kiện rằng, chúng ta không phải của chính mình không? Một vị thầy như vậy không nên bị đối xử vì bủn xỉn, tham lam, các cảm xúc ích kỷ”. Lời chứng cho hội thánh, quyển 4, trang 458. “Tôi muốn nói với các bạn như Đấng Cơ Đốc nói chuyện với ông Nicôđem: “Ngươi phải sanh lại”. Những người nào có Đấng Cơ Đốc cai trị trong lòng, sẽ không cảm thấy mong muốn bắt chước sự phô trương của thế gian. Họ muốn đem tiêu chuẩn cảu thập tự giá khắp mọi nơi, đã từng làm chứng vì các mục đích cao cả và các đề tài cao thượng hơn những kẻ mải mê những điều thuộc về thế gian.
Cách ăn mặc, nết ăn ở, cách đối thoại của chúng ta sẽ làm chứng vào sự hiến dâng của mình đối với Đức Chúa Trời. Quyền năng nào muốn dự phần vào những người như vậy, chứng tỏ rằng họ đã từ bỏ tất cả cho Đấng Cơ Đốc”. Như trên, quyển 5, trang 189.
THỨ SÁU
31 tháng 01 năm 2025
CÁC CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
1. Tại vì các việc làm tốt lành của mình, Nicôđem tự quan sát chính mình như thế nào?
2. Ông Nicôđem xử sự trong sự hiện diện của Đấng Cơ Đốc bằng cách nào?
3. Điều ý nghĩa “được sanh lại” là gì?
4. Sự sanh lại xảy ra làm sao?
5. Điều gì thay đổi vì thái độ xảy ra, bởi hậu quả của sự sanh lại, và tại sao?